Chúng ta là một !
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chúng ta là một !

Diễn đàn Lớp Tự nhiên - Class of Natural Science Forum - 12C1 *2008-2009* - THPT Lê Quí Đôn - Bến Tre
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  Liên lạc  
Hướng dẫn
Hướng dẫn đăng kí thành viên
NHAC HOT 12C1
Hỗ trợ trực tuyến
Bí Văn Triều (0903.120591):
trieunguyen_bt

**--**--**
Ma Boo - Quốc Bửu:
phamquocbuu@ymail.com
Latest topics
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 49 người, vào ngày Sat Jun 18, 2011 10:22 am
Liên kết



Pageviews
Pageviews :

 

 Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
nhưhoacôngtử
Thanh niên
Thanh niên
nhưhoacôngtử


Tổng số bài gửi : 219
Age : 32
Đến từ : http://club-leocay.forumvi.net/
Registration date : 07/03/2009

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí   Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí EmptyThu Apr 02, 2009 2:05 pm

Hiện nay, việc kiểm tra và thi trắc nghiệm là một tâm điểm nóng trong giới “giang hồ võ lâm”. Với chút kinh nghiệm kém cỏi của một kẻ mới “hành tẩu giang hồ” chưa được bao lâu, tôi xin được chia sẻ với các bạn một số thủ thuật khi làm bài trắc nghiệm môn vật lí sao cho có kết quả khả quan nhất. Bạn nào có kinh nghiệm hay nữa thì xin hiến kế, góp dzui cho thiên hạ nhé.


Chiêu thứ 1.

Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.


Chiêu thứ 2.

Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy.


Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là

A. 500 000 J;

B. 500 000 kg.m/s;

C. 34 CV;

D. 34 N.s.


Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không cần làm toán.


Chiêu thứ 3.

Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.


Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là


A. 100 J;

B. 100 W;

C. 1000 W;

D. 1 kJ.


Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này, “giang hồ hiểm ác” bạn nhé.


Chiêu thứ 4.

Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. Trong ví dụ sau, hai con số 0,5 N và 6,48 N rõ ràng là không thể chấp nhận được.


Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn

A. 500 N;

B. 0,5 N;

C. 6,48 N;

D. 6480 N.


Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.


Chiêu thứ 5.

Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.


Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào

A. tiết diện ngang của vật đàn hồi;

B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;

C. bản chất của vật đàn hồi;

D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.

Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đây !


Chiêu thứ 6.

Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.


Ví dụ: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.

A. Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;

B. Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;

C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối;

D. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol.


Cho như câu này là nhân đạo lắm ! Sĩ tử có thể chết “bất đắc kì tử” vì những câu “thòng” phía sau như câu sau đây, mà không hiểu sao, có nhiều bạn không thèm đọc đến khi làm bài !


Khi vận tốc của một vật biến thiên thì

A. động lượng của vật biến thiên;

B. thế năng của vật biến thiên;

C. động năng của vật biến thiên;
D. cơ năng của vật biến thiên.
Chọn đáp án SAI.


Chiêu thứ 7.

Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị

A. vẫn là 5 m/s;

B. lớn hơn 5 m/s;

C. nhỏ hơn 5 m/s;

D. không thể xác định được.


Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản trong bài toán. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần thiết (dữ kiện gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.


Trên đây là một số thủ thuật làm bài kiểm tra trắc nghiệm vật lí. Hi vọng là mấy “chiêu thức” đơn sơ này có thể giúp ích cho bạn phần nào khi bước vào phòng thi. Tuy nhiên, có một điều tôi muốn nhấn mạnh với bạn rằng: Cho dù hình thức kiểm tra, đánh giá có thay đổi như thế nào đi nữa thì học cho chắc và bình tĩnh, tự tin khi làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của bạn. Chúc may mắn.
Về Đầu Trang Go down
tieumini
Thiếu nhi
Thiếu nhi



Tổng số bài gửi : 1
Age : 31
Registration date : 05/10/2009

Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí   Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí EmptyMon Oct 05, 2009 11:30 pm

ga
Về Đầu Trang Go down
 
Một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm môn vật lí
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC
» Ảnh ma thuật
» “Xác chết” choàng dậy khi sắp bị mổ khám nghiệm tử thi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chúng ta là một ! :: Viện Hàn lâm Khoa học 12C1 :: Vật Lý-
Chuyển đến