Chúng ta là một !
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chúng ta là một !

Diễn đàn Lớp Tự nhiên - Class of Natural Science Forum - 12C1 *2008-2009* - THPT Lê Quí Đôn - Bến Tre
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  Liên lạc  
Hướng dẫn
Hướng dẫn đăng kí thành viên
NHAC HOT 12C1
Hỗ trợ trực tuyến
Bí Văn Triều (0903.120591):
trieunguyen_bt

**--**--**
Ma Boo - Quốc Bửu:
phamquocbuu@ymail.com
Latest topics
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 49 người, vào ngày Sat Jun 18, 2011 10:22 am
Liên kết



Pageviews
Pageviews :

 

 Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
nhưhoacôngtử
Thanh niên
Thanh niên
nhưhoacôngtử


Tổng số bài gửi : 219
Age : 32
Đến từ : http://club-leocay.forumvi.net/
Registration date : 07/03/2009

Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh Empty
Bài gửiTiêu đề: Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh   Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh EmptyFri Mar 20, 2009 12:47 pm

Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh Phongvienmocoi “Phóng viên mồ côi” (NXB Trẻ, tháng 7-2007) là tiểu thuyết thứ hai của nhà văn Mạc Can. “Phóng viên mồ côi” kể về những thân phận con người, cụ thể là những người lao động bình dân ở Sài Gòn những năm 1954-1975. Sau “Tấm ván phóng dao”, “Phóng viên mồ côi” của nhà văn 60 tuổi nhưng mới gia nhập làng văn chương trong mấy năm gần đây bán được gần 5.000 bản sau gần hai tháng phát hành.


Bao trùm “Phóng viên mồ côi” là một giọng văn kể chuyện dường như ngẫu nhiên, hờ hững; nhưng lại ẩn sâu phía trong sự tinh tế, sắc sảo và vốn sống vô cùng phong phú của tác giả.

Trần Điệp, một thanh niên mồ côi, không biết gốc gác, tình cờ được ông già Tư Ếch - làm nghề sửa chữa máy đánh chữ, kiêm thợ sắp chữ và khắc bản kẽm cho các tờ báo ở Sài Gòn - cưu mang. Nhờ theo ông Tư, mà Trần Điệp có được chiếc máy ảnh Pentax, rồi hành nghề chụp ảnh cho “Hãng Tin Lẹ” – thực chất chỉ có một chiếc bàn con ở bến xe cùng với ông chủ - cũng là phóng viên duy nhất của “hãng” - có biệt danh Thanh Y Dạ Khách. Ngoài công việc săn những mẩu tin đại loại như “xe cán chó”, cướp giật, thanh toán; Trần Điệp sống trong nỗi lo có thể chết bất cứ lúc nào vì bom rơi đạn lạc ở vùng ngoại ô Sài Gòn như bao nhiêu người lao động bình dân khác trong thời buổi chiến tranh. Nhờ năng khiếu nói tiếng bụng mà Trần Điệp bất ngờ trở thành diễn viên trên sân khấu phòng trà, vũ trường Sài Gòn. Một lần đi diễn, anh bất ngờ chụp được ảnh một vụ thanh toán do ăn chia không đồng đều trong vụ mua bán thuốc phiện giữa các quan chức chính quyền Sài Gòn. Vụ nổ và bức ảnh đó được Mạc Can miêu tả như sau: “Kinh nghiệm từ các vụ nổ mà Điệp chụp được ảnh cho thấy lúc nào tiếng vang khủng khiếp của nó cũng tới sau những vật mà nó thổi đi. Điệp không hay biết mình đã theo quán tính chụp một tấm ảnh khó. Trong con mắt bên mặt của Điệp nhìn qua ống kính, từ cánh cửa không còn kính của phòng trà trước mặt, khung cảnh biến dạng trông rất kỳ dị, đầu tiên là tấm màn đỏ rách bươm ám khói đen, ướt đậm rượu và lửa thì cháy quanh cái rìa của nó. Chính tấm màn nặng bụi máy lạnh quen thuộc với Điệp hàng đêm. Giờ bị sức thổi bên trong tung bay, như ai ném cái khăn nhẹ ra khỏi cửa kiếng, theo sau là vỏ chai cùng với miểng kính sắc như dao cạo râu, va chạm chém phạt các bờ tường” (trang 82). Những miêu tả bằng hình ảnh khiến người đọc như đang nhìn thấy tận mắt một vụ nổ với cả toàn cảnh và cận cảnh này không chỉ là một trong những đoạn văn hay trong “Phóng viên mồ côi”, mà còn là sự kiện đưa cuộc đời Trần Điệp bước sang một giai đoạn mới.

Trần Điệp bị cuốn vào vòng xoáy cuộc đời, với những giành giật quyền lợi, những mưu toan... Từ khi trở thành tác giả của bức ảnh được các hãng tin nước ngoài sử dụng, dù bài viết kèm theo ảnh của Thanh Y Dạ Khách có tựa khá buồn cười: “Nổ lớn ở phòng trà T&D – Một ông trùm ma túy bị bắn tỉa. Tài tử điện ảnh ngôi sao Huy Trần và nữ thần khoái lạc nhạc rock Bích Liêu trong biển lửa. Chuyện có liên quan tới một viên tướng và nàng Kiều”. Nghề phóng viên mà Trần Điệp từng theo đuổi với mục đích cơm áo gạo tiền trở nên phức tạp, bởi vì: “Chuyện thuốc phiện nổ ra trong những cuộc đảo chánh sau đó, cốt để bôi xấu, vô hình trung là của ngon cho các tờ báo... đối lập cuội được Dinh Độc Lập trả tiền nhuận bút”.

Không chỉ vậy, Trần Điệp trở thành một nhà báo chứng kiến bao nhiêu hỉ nộ ái ố của cuộc sống và những bức ảnh anh chụp đều là những khoảnh khắc gây xúc động mạnh: đó là “Tuấn cà lăm – chàng trai Sài Gòn ngoại ô đèn vàng của chúng ta – không tìm ra đường về nhà và trong tiếng nổ của cuộc đảo chánh, Tuấn ngã xuống bãi cỏ xanh. Nằm ngửa mặt nhìn bầu trời với những áng mây xanh xanh im trôi vô tình. Nhưng anh ta chỉ là hậu cảnh cho một viên thượng sĩ bộ binh già, nét mặt đăm chiêu khắc khổ trận mạc” (trang 287); hay “Điệp cẩn thận chụp bức ảnh. Cảnh sát lôi một tù nhân khốn khổ vào trong cái cổng. Có lẽ người ta lại bỏ nó vô thùng phuy. Lần này không lấy dùi cui khỏ ngoài thùng mà chôn nó cùng chiếc thùng cho tiện. Điệp không bao giờ còn gặp lại anh bạn bài chòi Choi Choi của mình” (trang 344). Theo những khuôn hình của Trần Điệp, người đọc được gặp hàng trăm nhân vật với hàng trăm hoàn cảnh và sự kiện thực hư lẫn lộn, về một thời “Sài Gòn hoa lệ” nhưng cũng đầy bất trắc và bất công chực chờ đổ lên những người dân lao động “thấp cổ bé miệng”.

Đọc “Phóng viên mồ côi”, người đọc luôn cảm nhận được khát khao hạnh phúc và xóa bỏ bất công của tác giả thông qua nhân vật Trần Điệp. Bởi vì dù có gặp nhiều bất trắc, Trần Điệp vẫn là một chàng thanh niên sống có lý tưởng với ước vọng tình yêu, hạnh phúc và khát khao một cuộc sống bình yên trên một đất nước hòa bình, độc lập.
ĐĂNG LÂM
Theo Báo Cần Thơ, ngày 15/3/2009
Về Đầu Trang Go down
thien ai
Thiếu niên
Thiếu niên



Tổng số bài gửi : 26
Age : 32
Đến từ : vuong quoc c1
Registration date : 15/03/2009

Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh   Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh EmptySun May 03, 2009 4:55 pm

Lâm thật kiên trì khi ngồi đánh một trang dài như thế
Về Đầu Trang Go down
£ong…¶-¶ùynh…¶húc
Điều hành viên
Điều hành viên
£ong…¶-¶ùynh…¶húc


Tổng số bài gửi : 489
Age : 32
Đến từ : Server Ç1
Registration date : 08/03/2009

Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh Empty
Bài gửiTiêu đề: her   Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh EmptyMon May 04, 2009 3:44 pm

No' dau co' ranh~ dau Ai'. Toan` copy ca? thuj .... :43
Về Đầu Trang Go down
thien ai
Thiếu niên
Thiếu niên



Tổng số bài gửi : 26
Age : 32
Đến từ : vuong quoc c1
Registration date : 15/03/2009

Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh   Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh EmptyThu May 07, 2009 4:06 pm

Phuc noi jay co dung hok Lam ?
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh   Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Đọc "Phóng viên mồ côi", cảm nhận thân phận con người trong chiến tranh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vân Navy "bỏ" ca hát để làm nhân viên văn phòng?
» Tiếng Anh cho nhân viên văn phòng
» ...::...Thiện ác phân tranh Hồi Sinh ...::...
» MU-ASIAGAMES - SERVER NHÂN GIỚI TRANH HÙNG
» MU-ASIAGAMES - SERVER NHÂN GIỚI TRANH HÙNG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chúng ta là một ! :: Viện Hàn lâm Khoa học 12C1 :: Sách hay-
Chuyển đến