Môn Toán
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (7 điểm)
Câu I (3 điểm):
- Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số.
- Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số, cực trị, tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số. Tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)...
Câu II (3 điểm):
- Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit.
- Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
- Bài toán tổng hợp.
Câu III (1 điểm):
Hình học không gian (tổng hợp): tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
II. Phần riêng (3 điểm):
(Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó).
1. Theo chương trình chuẩn:
Câu IV.a (2 điểm):
Nội dung kiến thức:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu V.a (1 điểm):
Nội dung kiến thức:
- Số phức: môđun của số phức, các phép toán trên số phức. Căn bậc hai của số thực âm. Phương trình bậc hai hệ số thực có biệt thức D âm.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
2. Theo chương trình nâng cao:
Câu IV.b (2 điểm):
Nội dung kiến thức:
Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu V.b (1 điểm):
Nội dung kiến thức:
- Số phức: Môđun của số phức, các phép toán trên số phức. Căn bậc hai của số phức. Phương trình bậc hai với hệ số phức. Dạng lượng giác của số phức.
Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng
ax2 + bx +c
y = -------------
px+q
và một số yếu tố liên quan.
- Sự tiếp xúc của hai đường cong.
- Hệ phương trình mũ và lôgarit.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Môn Vật lý
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (32 câu):
Nội dung kiến thức:
+ Dao động cơ (6 câu):
- Dao động điều hòa
- Con lắc lò xo
- Con lắc đơn
- Năng lượng của con lắc lò xo và con lắc đơn
- Dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức
- Hiện tượng cộng hưởng
- Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen
- Thực hành: Chu kỳ dao động của con lắc đơn
+ Sóng cơ (4 câu)
- Sóng cơ. Sự truyền sóng. Phương trình sóng
- Sóng âm
- Giao thoa sóng
- Phản xạ sóng. Sóng dừng
+ Dòng điện xoay chiều (7 câu)
- Đại cương về dòng điện xoay chiều
- Đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có R,L,C và có R,L,C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện
- Công suất dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất
- Máy biến áp. Truyền tải điện năng
- Máy phát điện xoay chiều
- Động cơ không đồng bộ ba pha
- Thực hành: Khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp
+ Dao động và sóng điện từ (2 câu):
- Dao động điện từ. Mạch dao động LC
- Điện từ trường
- Sóng điện từ
- Truyền thông (thông tin liên lạc) bằng sóng điện từ
+ Sóng ánh sáng (5 câu)
- Tán sắc ánh sáng
- Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng
- Bước sóng và màu sắc ánh sáng
- Các loại quang phổ
- Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X
- Thang sóng điện từ
- Thực hành: Xác định bước sóng ánh sáng
+ Lượng tử ánh sáng (4 câu)
- Hiện tượng quang điện ngoài. Định luật về giới hạn quang điện
- Thuyết lượng tử ánh sáng. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng
- Hiện tượng quang điện trong
- Quang điện trở. Pin quang điện
- Hiện tượng quang - phát quang
- Sơ lược về laze
- Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô
+ Hạt nhân nguyên tử (4 câu)
- Cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Khối lượng hạt nhân. Độ hụt khối. Lực hạt nhân
- Năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
- Hệ thức giữa khối lượng và năng lượng
- Phóng xạ
- Phản ứng hạt nhân
- Phản ứng phân hạch
- Phản ứng nhiệt hạch
+ Từ vi mô đến vĩ mô
- Các hạt sơ cấp
- Hệ Mặt trời. Các sao và thiên hà.
II. Phần riêng (8 câu) (Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu):
Chủ đề:
- Dao động cơ
- Sóng cơ và sóng âm
- Dòng điện xoay chiều
- Dao động và sóng điện từ
- Sóng ánh sáng
- Lượng tử ánh sáng
- Hạt nhân nguyên tử
- Từ vi mô đến vĩ mô
B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu)
Chủ đề:
- Động lực học vật rắn
- Dao động cơ
- Sóng cơ
- Dao động và sóng điện từ
- Dòng điện xoay chiều
- Sóng ánh sáng
- Lượng tử ánh sáng
- Sơ lược về thuyết tương đối hẹp
- Hạt nhân nguyên tử
- Từ vi mô đến vĩ mô
Môn Hóa học
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (32 câu):
Nội dung:
- Este, lipit (2 câu)
- Cacbonhiđrat (1 câu)
- Amin, amino axit và protein (3 câu)
- Polime và vật liệu polime (1 câu)
- Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ (6 câu)
- Đại cương về kim loại (3 câu)
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (6 câu)
- Sắt, crom (3 câu)
- Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (1 câu)
- Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ (6 câu)
II. Phần riêng (8 câu) (Thí sinh học theo chương trình nào chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu):
Nội dung:
- Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp (1 câu)
- Cacbohiđrat (1 câu)
- Amin, amino axit và protein (1 câu)
- Polime và vật liệu polime (1 câu)
- Đại cương về kim loại (1 câu)
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (1 câu)
- Sắt, crom, đồng, phân biệt một số chất vô cơ, hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (2 câu)
B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu):
Nội dung:
- Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp (1 câu)
- Cacbohiđrat (1 câu)
- Amin, amino axit và protein (1 câu)
- Polime và vật liệu polime (1 câu)
- Đại cương về kim loại (1 câu)
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (1 câu)
- Sắt, crom, đồng; phân biệt một số chất vô cơ; chuẩn độ dung dịch; hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (2 câu).
Môn Sinh học
(40 câu; thời gian làm bài: 60 phút. Trong đó, có 80% số câu chung; 20% số câu phần riêng).
Nội dung cơ bản:
+ Di truyền học (21 câu chung; mỗi phần riêng (theo chương trình chuẩn hoặc nâng cao) có 3 câu):
- Cơ chế di truyền và biến dị (7 câu chung, 2 câu phần riêng)
- Tính quy luật của hiện tượng di truyền (8 câu chung)
- Di truyền học quần thể (2 câu chung)
- Ứng dụng di truyền học (3 câu chung, 1 câu/phần riêng)
- Di truyền học người (1 câu chung)
+ Tiến hóa: (6 câu chung; mỗi phần riêng (theo chương trình chuẩn hoặc nâng cao) có 2 câu)
- Bằng chứng tiến hóa (1 câu chung)
- Cơ chế tiến hóa (4 câu chung; 2 câu/phần riêng)
- Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (1 câu chung)
+ Sinh thái học (5 câu chung, mỗi phần riêng (theo chương trình chuẩn hoặc nâng cao) có 3 câu)
- Sinh thái học cá thể (1 câu chung, 1 câu phần chương trình chuẩn)
- Sinh thái học quần thể (1 câu chung, 1 câu phần riêng)
- Quần xã sinh vật (2 câu chung; 1 câu phần riêng)
- Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (1 câu chung; 1 câu phần riêng)